Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Thắng lợi quân sự của Việt Nam
"Dạ cô chú ơi, nãy con chụp cô chú tấm ảnh á, con gửi tặng cô chú", "Cảm ơn con. Wow… Quá đẹp! Cảm ơn con nhiều nhiều nha"… Những đoạn clip chụp và tặng ảnh cho người lạ của tài xế công nghệ Trần Minh Tuấn (29 tuổi, ngụ TP.HCM) thu hút cả triệu lượt xem cùng hàng ngàn bình luận.Vài năm trước, xem đoạn clip chụp ảnh tặng người lạ trên mạng xã hội, anh Tuấn ấp ủ ước mơ một ngày sẽ mang được đến bất ngờ, nụ cười cho những người xa lạ như vậy. Sau thời gian chạy xe, tích cóp, 2 năm trước, anh đi mua máy ảnh trả góp, tự mày mò học chụp ảnh.Đầu năm 2024, anh mua thêm máy in ảnh cầm tay và bắt đầu hành trình đi chụp nụ cười. "Vị khách" đầu tiên của anh là một thợ chụp ảnh lớn tuổi trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nhận tấm ảnh người khác chụp mình sau nhiều năm theo nghề, người thợ tóc bạc trắng xúc động: "Ủa ở đâu vậy, in ở đâu ra hay quá ta, dễ thương quá. Chú chụp ở đây mấy chục năm rồi, cảm ơn con nha".Từ ngày có máy, thời gian rảnh, anh Tuấn lại đến những nơi đông người như phố đi bộ, công viên, khu trung tâm và chụp lại những người lao động mà anh vô tình bắt gặp. "Cảm giác được tặng người khác, thấy người ta cười mình cũng vui lây. Mình đăng clip lên mạng vì muốn lan tỏa những năng lượng tích cực ấy, giống như điều mình đã được đón nhận từ các đoạn phim đã xem", anh chia sẻ.Những người lạ mà chàng trai 29 tuổi chụp phần lớn là công nhân vệ sinh môi trường, người bán hàng rong, shipper, thợ điện, gia đình du xuân… Khi nhận ảnh, nhiều người vỡ òa vì bất ngờ, thậm chí có người cười nói bị chụp lén nhưng… quá đẹp. Thấy người nhận ảnh vui, anh Tuấn lâng lâng hạnh phúc nên đổi tên trang cá nhân là "Tuấn chụp nụ cười" để tiếp tục đi chụp những khoảnh khắc đời thường tặng người xung quanh.Nhận tấm ảnh trong chiếc khung dễ thương, nhiều người ngỏ ý gửi phí, anh đều từ chối vì với nam tài xế, được chụp ảnh, trao nụ cười đã là một hạnh phúc.Không kịp hỏi thăm thông tin, anh Thắng - người được anh Tuấn chụp tặng ảnh gia đình khi đang selfie trên phố đi bộ đã tìm trang cá nhân của anh để cảm ơn. "Tìm quá trời luôn, có bạn gửi clip qua cho xem nữa. Gia đình nhỏ cảm ơn nhiều ạ", anh Thắng bày tỏ.Các đoạn clip ghi lại quá trình chụp, in và tặng ảnh của chàng trai nhận được từ vài trăm ngàn đến cả triệu lượt xem. Phần lớn bình luận khen những khoảnh khắc đời thường dễ thương đã làm người xem vui lây.Thỉnh thoảng, anh Tuấn bị hiểu lầm là "lừa đảo", anh phải giải thích thì người được chụp mới tin và vui vẻ nhận tấm ảnh. Chi phí chụp, in ảnh cho vào khung hết khoảng 30.000 đồng, được anh trích từ thu nhập chạy xe, làm dancer tự do… Dịp tết vừa qua, khi kênh có được khoản hoa hồng nhỏ từ quảng cáo, anh bỏ vào bao lì xì và cùng một người bạn đi chụp ảnh, lì xì đầu năm mới cho người khó khăn trên đường.Bất thường chương trình khám sức khỏe học đường ở Q.6 (TP.HCM): Điều dưỡng thay bác sĩ khám cho học sinh
Theo BTC, đã có hơn 10.000 VĐV đăng ký tham gia, trong đó có tới 3.000 VĐV quyết tâm chinh phục cự ly FM, đưa VPHM 2022 trở thành giải chạy bộ có số lượng VĐV FM lớn nhất Việt Nam. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, chúng ta hoàn toàn có thể đặt tham vọng một ngày nào đó VPHM sẽ ghi dấu ấn Hà Nội trên bản đồ thể thao quốc tế.
Năm 2023, CSGT TP.HCM phạt gần 770 tỉ, toàn TP chỉ có 1 vụ ùn ứ
Bác sĩ cho rằng ông bị mụn cóc sinh dục do nhiễm virus HPV, nhưng ông không tin vì suốt 20 năm từ ngày cưới vợ, ông chỉ “một vợ một chồng” và nghĩ mình mắc bệnh da liễu.
Anh Trịnh Quốc Tuấn, 39 tuổi, cựu sinh viên K26 – ngành thể dục thể thao khóa 1 - Trường ĐH Quy Nhơn, là một trong những cổ động viên nổi bật trên khán đài sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Không chỉ tiếp lửa cho đội nhà bằng những tiếng trống sôi động, anh Tuấn còn hào phóng ủng hộ 5 triệu đồng để động viên tinh thần các cầu thủ ngay sau chiến thắng 3-1 của Trường ĐH Quy Nhơn trước Trường ĐH Trà Vinh vào chiều 4.3.Hiện công tác tại TP.HCM với vai trò giảng viên thể chất tại một số trường đại học, anh Tuấn luôn dõi theo hành trình thi đấu của đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn. Khi hay tin thầy trò từ Quy Nhơn vào TP.HCM tranh tài tại Vòng chung kết giải bóng đáThanh Niên Sinh viên Việt Nam lần thứ III, anh đã không bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào, luôn có mặt trên khán đài để tiếp sức cho đội nhà.
Cô giáo truyền nghề tận tụy, giàu lòng nhân ái
Các tác nhân chủ yếu gây cúm là các vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Trong các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12.2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới; cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.Bộ Y tế lưu ý, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, thường xuyên tập trung đông người tại các địa điểm vui chơi, giải trí, khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.Để chủ động công tác phòng chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế ngày 8.2 đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng chống bệnh. Theo đó, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14.11.2024 và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục - đào tạo phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh. Bệnh cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có nguy cơ gây biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và nguy cơ cao có biến chứng do bệnh cúm là: trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi và những người từ 65 tuổi trở lên; người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch; phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm; những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân…Bệnh cúm có thể nặng hơn ở những người có nguy cơ cao nêu trên. Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hằng năm, đặc biệt với những người có nguy cơ cao biến chứng khi mắc cúm.(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)